Cọc ống ly tâm BTCT DƯL là loại cọc được sử dụng rất phổ biến trong những năm gần đây, trong các dự án xây dựng dân dụng, công nghiệp ở Việt Nam, có thể thay thế chịu tải cho các loại cọc khác như: Cọc nhồi, cọc vuông BTCT…, với các ưu điểm sau:
· - Giá thành hạ so với các loại cọc BTCT vuông đổ tại chỗ cùng tiết diện;
· - Chất lượng đồng đều và dễ kiểm soát chất lượng do được sản xuất trong dây chuyền công nghệ của nhà máy.
· - Dễ dàng cung ứng với số lượng lớn do sử dụng các giải pháp công nghiệp làm giảm thời gian chờ bê tông ninh kết.
Có rất nhiều công nghệ hạ cọc ống BTCT DƯL như : đóng cọc bằng búa xung kích, ép cọc bằng Robo hoặc dàn ép tải, tuy nhiên các công nghệ này đều có nhược điểm: Khó có thể đưa mũi cọc xuyên qua các tầng địa chất như: lớp thấu kính cát , sét cứng, cát mịn.., làm giảm sức chịu tải của cọc so với đất nền hoặc ở những điều kiện không cho phép đóng hoặc ép gây chấn động, ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
Công ty CP Đầu Tư và Xây Dựng Nền Móng Phú Sỹ được chuyển giao công nghệ Khoan ép cọc (Nakaborry) và công nghệ khoan thả (Sotobory) cho phép khắc phục các nhược điểm nói trên và có thể nâng cao sức chịu tải của cọc trong đất nền.
1. Công nghệ cọc NAKABORRY (Công nghệ khoan ép):
Còn gọi là khoan ép: Dùng thiết bị khoan với mũi khoan guồng xoắn (ruột vịt), thông qua lòng cọc ống, khoan lấy đất dưới lòng mũi cọc ra bên ngoài kết hợp ép cọc đưa cọc vào sâu lòng đất. Công nghệ này có thể thi công cọc ống ly tâm BTCT DƯL với đường kính D=0.5-0.8m, chiều sâu hạ cọc Lmax=50m.
· Trường hợp để tăng lực chống đầu mũi thì tiến hành mở rộng đầu cọc bằng hai phương pháp.
o PP 1: Mở rộng đầu cọc bằng lưỡi khoan mở rộng.
o PP2: Mở rộng đầu cọc bằng hệ thống phun khí và vữa cao áp
· Sau khi thi công 28 ngày, có thể thực hiện các công tác kiểm tra chất lượng như: thử PDA hoặc nén thử tĩnh cọc.
2. Công nghệ cọc SOTOBORY (Công nghệ cọc khoan thả):
· Dùng máy khoan, khoan vào đất, đá để tạo lỗ rộng hơn đường kính thân cọc, thành vách hố khoan được giữ nhờ hệ thống ống vách thép (casting) với chiều dài suốt chiều dài thân cọc hoặc ngắn hơn tùy điều kiện địa chất.
· Sau đó vệ sinh hố khoan, tiến hành bơm vữa xi măng vào hố khoan từ đáy lên, thể tích vữa được tính toán đủ để lấp đầy phần Vrỗng giữa Cọc và hố khoan.
· Dùng cẩu phụ trợ cẩu hạ cọc vào lỗ khoan, quá trình hạ cọc vào hố khoan đảm bảo cọc thẳng đúng, đúng tim.
· Sau khi thi công 28 ngày, có thể thực hiện các công tác kiểm tra chất lượng như: thử PDA hoặc nén thử tĩnh cọc.
ƯU ĐIỂM:
◦ Thi công được ở các khu vực diện tích chật hẹp trong đô thị có công trình kiến trúc lân cận, không gây tiếng ồn.
◦ Tận dụng tối đa chiều dài cọc, không phải chặt bỏ đầu cọc khi thi công đài cọc.
◦ Lực ma sát thành cọc tăng do có vữa chèn xung quanh thành cọc.
◦ Cùng một chiều dài của cọc thì phương án cọc thả có sức chịu tải lớn nhất.
◦ Khắc phục được những hư hỏng tiềm ẩn của các phương án khac như xô lệch đầu cọc, vỡ đầu cọc, hạ cọc không đúng cao độ thiết kế.
- Công nghệ thi công cọc vữa xi măng đất CDM (15.08.2018)
- Cọc ống thép (15.08.2018)
- Mở rộng đầu cọc (15.08.2018)
- THI CÔNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG, THỦY LỢI (05.10.2018)