Trong suốt những năm qua ngành xây dựng Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và từng bước hoàn thiện để phát triển nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế quốc dân và các yêu cầu của ngành xây dựng trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngày nay khi xã hội phát triển trước những đòi hỏi của thực tiễn, ngành xây dựng đã và đang triển khai chiến lược phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật… những cố gắng đó đang góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế – xã hội theo hướng tích cực. Hàng ngàn, hàng vạn công trình dân dụng, công nghiệp, kỹ thuật, đô thị hiện đại không ngừng mọc lên làm cho diện mạo đất nước ngày càng thêm đổi mới.
Huỳnh Hữu Lộc và Công nghệ NAKABORI (Nhật Bản)
Xuất thân là kỹ sư cơ khí, với kinh nghiệm gần 40 năm trong nghề song hành cùng sự phát triển của ngành cơ khí Việt Nam, Huỳnh Hữu Lộc nhận thấy rằng ngành xây dựng và cơ khí có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình phát triển kinh tế. Từ đó ông mở hướng sang làm xây dựng. Những năm trước đây ngành xây dựng Việt Nam chưa phát triển nhiều, máy móc thiết bị thiếu, trình độ nhân lực chưa cao, công nghệ còn lạc hậu, hầu hết các công trình lớn ở Việt Nam đều dựa vào các chuyên gia kỹ thuật cao nước ngoài thiết kế - quản lý xây dựng. Phục vụ những công trình lớn này nước ta phải thuê và nhập các thiết bị công nghệ mới giá thành cao để đáp ứng nhu cầu thi công của nước ngoài. Từ thực tế đó ông đã trăn trở rất nhiều và nghĩ rằng “cần phải có những công nghệ mới, phục vụ cho ngành xây dựng nước nhà và chính người Việt Nam sẽ làm chủ những công nghệ ấy”.
Nghĩ là làm, với lợi thế đã có những năm tháng du học ở Nhật Bản và từng đi nhiều nước trên thế giới, Huỳnh Hữu Lộc có cơ hội tiếp cận nhiều công nghệ mới ở nước bạn, ông nhận thấy rằng ở các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc)… họ đã áp dụng thành công những công nghệ mới mang tính tích cực nhất trong việc xây dựng nền móng cho các công trình dân dụng và công nghiệp. Trong khi đó ở Việt Nam công nghệ cọc nhồi đã trở nên kém hiệu quả và gần đây nhất trên thị trường công nghệ thi công móng cọc nhà cao tầng, công trình cầu… bằng cọc bê tông dự ứng lực đã được nhiều công trình lựa chọn bởi chất lượng cao, giá thành hạ.
Sau thời gian tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu, ông tin rằng đây là thời điểm rất cần những công nghệ tiên tiến, có kỹ thuật cao, an toàn, đảm bảo môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao để từng bước tham gia mạnh vào thị trường Việt Nam giải quyết các khó khăn mà các công nghệ cũ đang gặp phải và công nghệ NAKABORI (Nhật Bản) là một công nghệ ưu việt đảm bảo được những yêu cầu trên và đã được áp dụng thành công ở các nước phát triển. Tuy nhiên bước đầu muốn đưa công nghệ mới này vào Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn về tổ chức, bản quyền, về thiết bị công nghệ và đặc biệt phải làm sao để khách hàng hiểu và chấp nhận nhưng bằng quyết tâm ông đã đưa công nghệ mới này vào Việt Nam, đánh dấu một bước ngoặt mới trong việc xử lý nền móng công trình. Đồng thời năm 2005, được Công ty Tenox Kyusyu Nhật Bản nhượng quyền kỹ thuật, đã đưa công nghệ Teno Column (cọc xi măng đất) vào Việt Nam, đến nay công nghệ này đang được sử dụng rộng rãi khắp cả nước.
Chinh phục thị trường
Thành công từ ý chí và tầm nhìn, Huỳnh Hữu Lộc tin tưởng rằng những người trong lĩnh vực đầu tư xây dựng khi hiểu về công nghệ mới này sẽ giúp ích cho họ rất nhiều. Với nỗ lực muốn đưa công nghệâ mới ngày càng đến gần hơn với mọi công trình, ông cùng các cộng sự, những người giàu kinh nghiệm, kiến thức và tâm huyết trong ngành xây dựng đã không ngừng phấn đấu trong việc tiếp cận, phổ biến để mọi người hiểu hết các giá trị thật mà công nghệ này mang lại. Điều đó thể hiện ở việc Công ty Phú Sỹ luôn sẵn sàng cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp gặp gỡ các quý công ty để trau dồi thêm về công nghệ, thiết kế bản vẽ thi công…
Ngày nay sự phát triển của Công ty Phú Sỹ thể hiện qua những ứng dụng thành công những công nghệ mới trong thực tiễn của ngành xây dựng. Công nghệ thi công hạ cọc ống bê tông ly tâm dự ứng lực bằng phương pháp khoan ép, khoan thả của Công ty Phú Sỹ có nhiều ưu điểm và khắc phục được các nhược điểm của các phương pháp hạ cọc khác: không làm ảnh hưởng chất lượng cọc do lực ép đầu cọc nhỏ; không làm hóa mềm lòng đất do được lấy đất từ bên trong cọc; khoan ép được cho các loại địa chất kể cả thấu kính cát hạt thô kết cấu chặt, sét kết cấu chặt hoặc đá phong hóa, đá gốc; thi công nhanh, chấn động nhỏ và không ảnh hưởng các công trình lân cận; thi công được ở các khu diện tích chật hẹp trong đô thị có công trình kiến trúc lân cận vì không gây tiếng ồn; tận dụng tối đa chiều dài cọc, không phải chặt bỏ đầu cọc khi thi công đài cọc; mở rộng được đầu cọc để tăng sức chịu tải của cọc…
Ngoài ra Công ty Phú Sỹ còn có công nghệ Cọc Xi Măng đất (theo công nghệ trộn ướt của Nhật Bản) chuyên dùng để làm tường vây thi công tầng hầm nhà cao tầng, ổn định thành hố đào, chống trượt mái dốc, gia cố nền đất yếu, làm cọc chịu tải cho nhà xưởng, nhà cao tầng, bờ kè..
Có thể nói ngoài sự ưu việt về phương pháp thi công, công nghệ mà Phú Sỹ đang áp dụng mang đặc tính duy trì được độ tin cậy cao, chất lượng đảm bảo, môi trường sạch, an toàn, nhanh… Chính vì vậy Công ty Phú Sỹ ngày càng được nhiều khách hàng tin tưởng và đồng hành cùng sự phát triển của công ty. Hiện nay công nghệ này đã và đang được Công ty Phú Sỹ thực hiện thi công ở một số công trình như: Móng công trình nhà ở xã hội do Công ty Cổ phần Đức Khải làm chủ đầu tư; Móng công trình chung cư Golden Age Towers do Công ty TNHH Phúc Đạt làm chủ đầu tư; Móng công trình trạm nghiền xi măng Thăng Long do Công ty CP Xi măng Thăng Long làm chủ đầu tư; Móng công trình chùa Quan Thế Âm – TP. Đà Nẵng…
Qua tìm hiểu, công nghệ mới khi đưa vào Việt Nam, mà cụ thể hơn được thực hiện bởi Công ty Phú Sỹ đã nhận được sự hoan nghênh của các công ty xây dựng nước ngoài vì có những công nghệ phù hợp cho thiết kế của họ, đối với trong nước thì khách hàng tin tưởng lựa chọn, nhất là môi trường tốt và có hiệu quả kinh tế cao hơn so với công nghệ cũ.
Những đột phá mới
Bạn đọc quan tâm và cần được tư vấn thêm thông tin vui lòng liên hệ: ĐC: 157/13/6 Nguyễn Gia Trí, P.26, Q.Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh |
Nối tiếp thành công trong việc đưa công nghệ mới của Nhật Bản vào áp dụng tại Việt Nam. Tháng 9-2010 Công ty Phú Sỹ sẽ hợp tác với Công ty Tenox Kyusyu Nhật Bản để chuyển nhượng cho phía Việt Nam một công nghệ mới khác mang tên Sotobori. Công nghệ này mang lại hiệu quả rất cao, sức chịu tải của cọc lớn và tuyệt đối an toàn vệ sinh, không chấn động, không gây tiếng ồn. Theo ông Huỳnh Hữu Lộc: “ Việc đưa công nghệ này vào Việt Nam phải từng bước thực hiện nhưng tôi tin tưởng rằng khi công nghệ này vào Việt Nam sẽ tạo nên sự thuận lợi mang đến chất lượng và hiệu quả tối ưu cho ngành xây dựng nền móng ở nước ta và dĩ nhiên phải thực hiện một cách bài bản để kiểm tra kết quả, chất lượng trước khi thi công rộng rãi”.
- Thi công xử lý nền Dự án: Cảng tổng hợp container Hòa Phát. (18.07.2022)
- THI CÔNG CỌC CDM THUỘC DỰ ÁN (06.08.2020)
- Thi Công Cọc Xi Măng Đất Nút Giao Thông Cầu Trần Thị Lý (21.07.2020)
- THI CÔNG XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG, VỈA HÈ ĐƯỜNG ỐNG THOÁT NƯỚC MƯA, NƯỚC THẢI, NƯỚC SINH HOẠT – P (17.09.2019)
- XỬ LÝ TUYẾN BẾN BỊ LÚN VÀ SẠT PHÍA THƯỢNG LƯU – BẾN TUẤN AN PHÚ GIAI ĐOẠN 2 (17.09.2019)
- CÔNG TY PHÚ SỸ TỔ CHỨC ĐI DU LỊCH PHAN THIẾT VÀO CUỐI NĂM (03.01.2019)
- CÔNG TY PHÚ SỸ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH DIAMOND RIVERSIDE (05.10.2018)
- Phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh (05.10.2018)
- Phát triển đô thị cả bề rộng lẫn bề sâu (22.08.2018)
- Định hướng chiến lược cho phát triển đô thị: Khai thác không gian ngầm (22.08.2018)